Ung thư cổ tử cung và nhiễm Human Papillomavirus

Ung thư cổ tử cung là bệnh rất hay gặp, trên thế giới là loại ung thư phổ biến thứ 3 ở phụ nữ đặc biệt hay gặp ở những nước đang phát triển. Thống kê trên nhiều nghiên cứu ở các khu vực cho thấy hơn 90% các trường hợp ung thư cổ tử cung có sự liên quan đến HPV.                                   

                                                                        Nguồn Globocan 2002

UTCTC là kết quả của tình trạng nhiễm kéo dài một hay nhiều type HPV sinh ung hay nguy cơ cao. Nhiều kết quả nghiên cứu đã ghi nhận sự hiện diện của DNA HPV trong ung thư cổ tử cung trên thế giới là 99,7%.

Human Papillomavirus (HPV)

HPV là một lọai virus gây ra bệnh lây truyền qua đường tình dục thường gặp nhất. Hiện nay, có hơn 100 týp HPV đã được xác định. Có 30 - 40 týp ở vùng hậu môn - sinh dục.

Người ta chia các týp HPV ra làm hai nhóm. HPV sinh ung và HPV không sinh ung hay còn gọi là HPV nguy cơ cao và HPV nguy cơ thấp. Nhóm sinh ung thư có 15 - 20 týp, trong đó HPV 16 và HPV 18 là hai týp gây ra UTCTC nhiều nhất. HPV không sinh ung thường gặp nhất là HPV 6 và 11 thường gây ra mụn cóc hậu môn sinh dục.

Các loại HPV sinh ung là nguyên nhân chủ yếu của UTCTC

Các týp HPV

- Các týp HPV sinh ung (nguy cơ cao): 16, 18, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, 59, 68, 82.
- Các týp HPV không sinh ung (nguy cơ thấp): 6, 11, 40, 42, 43, 44, 54, 61, 72, 73, 81.
- Các týp HPV chưa phân loại được: 26, 53, 66, 73

Cơ chế lây truyền HPV

HPV không lây truyền qua tinh dịch hay các dịch tiết của cơ thể, mà qua đường tiếp xúc da với da.

Quan hệ tình dục
- Giao hợp.
- Sinh dục - sinh dục, tay - sinh dục, miệng - sinh dục.
- Dùng bao cao su có thể giảm nguy cơ nhưng không bảo vệ hoàn toàn.

Đường không tình dục
- Mẹ sang con.
- Vật dụng (đồ lót, găng tay, dung cụ khám, . v. v.).

Đa số người nhiễm bệnh đều không hay biết và vô tình truyền bệnh cho người khác.

Diễn tiến tự nhiên của nhiễm HPV sinh dục

- Hầu hết người nhiễm HPV sinh dục qua lây truyền và không có triệu chứng.
- 70% HPV mới nhiễm tự nhiên hết nhiễm trong 1 năm.
- 91% nhiễm HPV tự nhiên hết nhiễm trong 2 năm.
- Thời gian trung bình cho nhiễm HPV mới là 8 tháng.
- HPV 16 có thời gian nhiễm kéo dài hơn những týp khác, nhưng phần lớn những người nhiễm HPV 16 không được phát hiện trong 2 năm đầu.
- Chỉ có 10% phụ nữ nhiễm HPV kéo dài và tồn tại sau nhiều năm có nguy cơ phát triển thành tổn thương mức độ cao (HSIL) hay là ung thư.
- Nhiều phụ nữ nhiễm HPV thoáng qua có Pap's là ASCUS hay LSIL. Đây là những bất thường nhẹ của tế bào do HPV gây ra sau khi nhiễm .
- Nhiễm những týp HPV sinh ung có thể gây ra UTCTC và nhiều loại ung thư khác như dương vật, âm hộ, âm đạo và vùng hậu môn.
- Mặc dù nhiễm HPV là điều kiện cần để phát triển UTCTC , nhưng nó không phải là điều kiện đủ để gây ra ung thư.
- Hầu hết những phụ nữ nhiễm HPV không bị ung thư cổ tử cung.
- Ung thư cổ tử cung có thể ngăn ngừa được bằng phát hiện sớm những thay đổi bất thường của tế bào, qua xét nhgiệm phết tế bào cổ tử cung.

Phòng Khám Đông Phương

Địa Chỉ: 142 Triệu Nữ Vương , Hải Châu 2, Hải Châu, Đà Nẵng

Tổng đài tư vấn: 02363868789/02363868788

Zalo: 0901969115. HOTLINE: 0774566243

Giờ làm việc: Sáng 7.00 - 12.00 & Chiều 14.00 - 19.

Website: www.pkdongphuong.com.vn

Quý khách vui lòng liên hệ với phòng khám trong giờ làm việc.

                                                           Bài viết này đã được biên soạn lại theo từ khóa tìm kiếm của google

                                                                                                                                        ThS. BS Lê Tự Phương Chi
                                                                                                                                          Khoa UTPK - BV Từ Dũ

Nguồn:

1. N.C. Hùng, P.Đ.Mẫn, L.H.Minh. Và CS. Gánh nặng ung thư tại Tp. HCM, Y Học Tp.HCM 2006.

2.Ferlay J, Bray F, Pisani P, Parkin DM. GLOBOCAN 2002: Cancer Incidence. Mortality and Prevalence Worldwide.

3. IARC CancerBase No. 5, version 2.0., Lyon: IARC Press 2004. GLOBOCAN 2002.

4. Allian for Cervical cancer Prevention: Cervical Cancer Preventiobn FACT SHEET, 2002.