Tầm soát bệnh tim mạch tại Đà Nẵng khi nào nên thực hiện?

Bệnh tim mạch tại Đà Nẵng là bệnh lý gây ra nhiều biến chứng, thậm chí đe dọa đến tính mạng người bệnh, có thể dẫn đến tử vong khi can thiệp điều trị chậm trễ. Vì vậy, việc tầm soát bệnh tim mạch sẽ giúp phát hiện sớm các vấn đề ở tim và có phương pháp điều trị, tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Tầm soát bệnh tim là gì?

Tầm soát bệnh tim là giải pháp giúp phát hiện sớm các yếu tố bệnh tim mạch, chẩn đoán mức độ bệnh tim, mạch máu và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cho từng trường hợp bệnh. Khi tầm soát, một số bệnh về tim thường được phát hiện như: Tăng huyết áp, thiếu máu cục bộ cơ tim, suy tim, tai biến mạch máu não, bệnh lý van tim, bệnh tim bẩm sinh, rung nhĩ,…

Hiện nay, việc tầm soát bệnh tim cần thiết ở mọi đối tượng, nên được thực hiện từ khi còn là bào thai (trong tuần thai kỳ thứ 18 – 24), cho đến khi trưởng thành. Tầm soát sớm, kịp thời trước tiên giúp phát hiện bệnh sớm, hoặc nhận biết được các yếu tố nguy cơ, dấu hiệu ban đầu của bệnh. Từ đó, có sự chủ động trong việc phòng ngừa, điều trị giảm triệu chứng, hạn chế các biến chứng mà bệnh tim gây ra. (1)

Ý nghĩa của việc tầm soát bệnh tim mạch tại Đà Nẵng đối với người bệnh

Theo thống kê của Bộ Y tế, ở nước ta mỗi năm có 200.000 người tử vong do bệnh tim mạch. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, đe dọa đến tính mạng, mà các bệnh lý tim mạch còn là gánh nặng về tài chính cho nhiều gia đình. Bệnh tim mạch đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa, nhiều trường hợp mắc bệnh tim ở độ tuổi lao động.

Việc chần chừ, chủ quan, không tầm soát bệnh tim sớm, đợi đến khi có các triệu chứng xuất hiện mới thăm khám và điều trị, sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Do đó, tầm soát bệnh tim mạch sẽ giúp phát hiện sớm những yếu tố nguy cơ gây bệnh, chủ động phòng ngừa và khắc phục, giảm thiểu các yếu tố nguy cơ, tránh bệnh phát triển và gây ra những biến chứng nguy hiểm. (2)

Các loại dịch vụ trong khám tim, mạch máu tại Đà Nẵng

Đối tượng có nguy cơ cao cần tầm soát bệnh tim mạch tại Đà Nẵng

Tất cả chúng ta đều nên thực hiện tầm soát bệnh tim mạch bởi bệnh có thể xuất hiện mọi đối tượng, mọi độ tuổi. Tuy nhiên, một số đối tượng có nguy cơ cao cần tầm soát bệnh tim mạch bao gồm:

  • Bệnh nhân bị tăng huyết áp;
  • Người bị thừa cân, béo phì: Tăng nguy cơ mắc các bệnh như đái tháo đường, tăng huyết áp;
  • Bệnh nhân mắc các bệnh lý mạn tính có nguy cơ dẫn đến bệnh tim mạch bao gồm: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh tự miễn, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu,…;
  • Người hút thuốc lá hoặc người sống trong môi trường có nhiều khói thuốc lá;
  • Người có lối sống thiếu khoa học như: Thức khuya thường xuyên, căng thẳng, stress nhiều, ít vận động, lạm dụng rượu, bia,…;
  • Nhóm đối tượng dễ mắc suy giãn tĩnh mạch chi dưới bao gồm: Nhân viên văn phòng, nhân viên bán hàng, giáo viên, phụ nữ mang thai,…;
  • Trẻ nhỏ có bố hoặc mẹ từng mắc bệnh tim;
  • Người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh tim nhiều hơn, nhất là những người ở độ tuổi từ 50 tuổi trở lên;
  • Người bệnh có xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ liên quan đến bệnh tim bao gồm: Đau ngực, khó thở, rối loạn nhịp tim, chóng mặt, hay đổ nhiều mồ hôi, ngất xỉu,…

Khi nào nên đi tầm soát bệnh tim mạch tại Đà Nẵng?

Việc tầm soát bệnh tim mạch được khuyến khích thực hiện đối với thai phụ ở tuần thai thứ 18 – 24. Ở thời điểm này, tầm soát bệnh tim cho thai nhi sẽ cho ra kết quả chẩn đoán chính xác cao, giúp sớm phát hiện được các vấn đề bất thường ở tim thai. Đây sẽ là cơ sở để bác sĩ có sự chuẩn bị tốt về phương pháp điều trị sớm cho bé ngay khi vừa chào đời.

Những người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cần đi tầm soát sớm để phát hiện và có phương pháp điều trị kịp thời. Hoặc nếu có bất kỳ triệu chứng nào nghi ngờ là bệnh tim, cần đến bệnh viện để thăm khám sớm. Bên cạnh đó, những người khỏe mạnh nên đi tầm soát tim mạch 2 lần/năm để phát hiện, kiểm soát và phòng ngừa bệnh tốt nhất.

Lợi ích của dịch vụ xét nghiệm điện tim tại Đà Nẵng

Tầm soát bệnh tim mạch tại Đà Nẵng cần làm những gì?

Quy trình tầm soát bệnh tim mạch hầu hết đều không xâm lấn, không gây đau cho người bệnh và không tốn quá nhiều thời gian. Tại Trung tâm Tim mạch, Phòng Khám Đa Khoa Đông Phương, người bệnh đến khám tầm soát tim mạch sẽ được thăm khám theo quy trình:

1. Khám lâm sàng

  • Bác sĩ xem xét về hồ sơ bệnh án, tìm hiểu về tiền sử gia đình của người bệnh;
  • Đánh giá thể trạng ban đầu thông qua đo chiều cao, cân nặng, đo huyết áp, khám tim mạch.

2. Thực hiện các xét nghiệm

  • Tổng phân tích tế bào máu ngoại vị;
  • Định lượng Creatinin;
  • Điện giải đồ (Na +, K+, Cl-);
  • Định lượng Acid uric;
  • Định lượng Glucose;
  • Định lượng Cholesterol toàn phần;
  • Định lượng HDL-C (High density lipoprotein Cholesterol);
  • Định lượng LDL-C (Low density lipoprotein Cholesterol);
  • Định lượng Triglyceride;
  • Đo hoạt độ AST (GOT);
  • Đo hoạt độ ALT (GPT);
  • Định lượng TSH (Thyroid Stimulating hormone);
  • Tổng phân tích nước tiểu;
  • Tỷ lệ Microalbumin/Creatinin;
  • Cùng các xét nghiệm liên quan.

3. Chẩn đoán hình ảnh

Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh được áp dụng để tầm soát bệnh tim bao gồm: Đo điện tâm đồ ECG, chụp X-quang ngực thẳng, siêu âm tim qua thành ngực, siêu âm Doppler động mạch chủ, siêu âm Doppler động mạch chủ cảnh – sống nền, siêu âm bụng tổng quát…

4. Tư vấn về kết quả xét nghiệm

Sau khi tiến hành khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm, bác sĩ sẽ giải đáp về tình trạng sức khỏe, đưa ra kết luận về tình trạng bệnh tim mạch và hướng điều trị phù hợp cho người bệnh.

Các bệnh thường được phát hiện sau khi tầm soát bệnh tim mạch tại Đà Nẵng

1. Bệnh động mạch vành

Các mảng bám tích tụ lại bên trong thành động mạch vành, khiến cho lưu lượng máu qua động mạch bị giảm. Điều này khiến cơ tim không nhận đủ lượng máu cần thiết, dẫn đến các cơn đau thắt ngực hoặc nhồi máu cơ tim, làm tổn thương cơ tim vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời.

2. Thiếu máu cơ tim cục bộ

Các triệu chứng thường gặp khi bị thiếu máu cơ tim cục bộ bao gồm: Đau thắt ngực, đau có thể lan ra phần vai, cánh tay, hàm hoặc cổ; nhịp tim nhanh; buồn nôn hoặc nôn; khó thở; toát mồ hôi nhiều; chóng mặt; người mệt mỏi; ngất xỉu,…

3. Bệnh viêm cơ tim

Viêm cơ tim là tình trạng bệnh lý do nhiều nguyên nhân có thể đưa đến tổn thương viêm một phần hoặc toàn bộ khối cơ tim. Khi mắc bệnh, có những trường hợp các triệu chứng không rõ ràng nào trong giai đoạn đầu. Đối với những người bệnh có triệu chứng, thường là: sốt cao, đau nhức đầu, chảy nước mắt, khó thở, tiêu chảy. Sau 1-2 ngày, biểu hiện khó thở có thể trở nên nặng hơn, kèm theo đau ngực, đau tức vùng gan, đánh trống ngực.

4. Rối loạn nhịp tim

Các vấn đề thường gặp khi bị rối loạn nhịp tim bao gồm: Nhịp tim đập quá nhanh hoặc quá chậm, tăng thêm nhịp hoặc bỏ lỡ nhịp, rung nhĩ, rung thất, cuồng nhĩ, block nhĩ thất,… Rối loạn nhịp tim là nguyên nhân hàng đầu gây tổn thương cơ tim, suy tim, thậm chí có nguy cơ dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và can thiệp sớm.

Dịch vụ khám tim và mạch máu tại Đà Nẵng

5. Bệnh van tim

Các bất thường ở van tim có thể xuất hiện khi trẻ vừa chào đời hoặc ở người trưởng thành. Hẹp van tim và hở van tim là 2 dạng bất thường về van tim thường gặp. Khi van bị hẹp (không thể mở ra hoàn toàn) hoặc bị hở (không thể đóng lại hoàn toàn), khiến cho việc lưu thông máu qua van không diễn ra được như bình thường, khiến máu chảy ngược hướng hoặc bị rò rỉ.

6. Bệnh tim bẩm sinh

Những khiếm khuyết về van tim, cơ tim, buồng tim hình thành từ khi trẻ còn là bào thai và tồn tại cho đến khi trẻ chào đời. Trẻ bị bệnh tim bẩm sinh cần được tầm soát sớm và có phương pháp điều trị sau khi được sinh ra để tránh các biến chứng về sau cho trẻ.

7. Bệnh động mạch ngoại biên

Các vấn đề thường gặp của bệnh động mạch ngoại biên bao gồm: Bị hẹp, tắc hoàn toàn, phình một hoặc nhiều đoạn động mạch khiến lượng máu đến các chi, cơ quan bị giảm, thiếu hụt. Bệnh có thể dẫn đến thiếu máu mô cơ quan phía sau mạch máu, biến chứng gây hoạt tử đầu chi, nặng có thể phải cắt cụt chi, tháo khớp hoặc các cơ liên quan.

8. Suy tim

Khi hoạt động co bóp bơm máu của tim không được diễn ra như bình thường trong thời gian dài, sẽ khiến lượng máu đưa đi nuôi các cơ quan trong cơ thể bị thiếu hụt. Suy tim không chỉ gây ra các triệu chứng khó thở, mệt mỏi, sưng phù, loạn nhịp tim, chóng mặt, mà còn có nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị sớm như: Đột tử do rối loạn nhịp tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim cấp, cơ thể bị thiếu máu, tổn thương gan, thận,…

Cần lưu ý gì trước và sau khi tầm soát bệnh tim mạch tại Đà Nẵng

1. Trước khi tầm soát bệnh tim mạch

  • Không nên ăn uống trước thời gian đi khám tim mạch ít nhất 4 giờ đồng hồ;
  • Chuẩn bị các thông tin về những triệu chứng nếu có trước đó, tiền sử người thân trong gia đình;
  • Không dùng cà phê, rượu, bia, thuốc lá;
  • Không nên hoạt động thể chất hoặc tập luyện mạnh trước khi đi tầm soát;
  • Không sử dụng insulin trong buổi sáng đi khám tầm soát bệnh tim;
  • Nên mang theo hồ sơ bệnh án;
  • Mặc trang phục thoải mái.

2. Sau khi tầm soát bệnh tim mạch

Sau khi tầm soát bệnh tim mạch xong, người bệnh nên ngồi nghỉ ngơi trước khi về nhà. Nên để người thân đưa về hoặc đón xe, không nên tự lái xe vì trong khi siêu âm, có thể người bệnh được dùng thuốc an thần nhẹ (đối với siêu âm tim qua thực quản).

Trường hợp cần được nhập viện để can thiệp điều trị khi phát hiện ra bệnh tim, người bệnh cần liên hệ với người thân đến bệnh viện để hỗ trợ. Nếu không có gì bất thường, sau khi về nhà nên xây dựng lối sống khoa học, tốt cho sức khỏe tim mạch và thực hiện tái khám tim mạch theo định kỳ.

Tại sao nên chọn Dịch vụ khám tim, mạch máu tại Đà Nẵng?

Tầm soát bệnh tim mạch ở đâu?

Trung tâm Tim mạch, Phòng Khám Đa Khoa Đông Phương là địa chỉ được nhiều người tin tưởng đến khám và điều trị các bệnh lý về tim mạch, mạch máu, lồng ngực, đặc biệt là tầm soát bệnh lý về tim mạch. Trung tâm không chỉ đáp ứng về trình độ chuyên môn của bác sĩ, trang thiết bị, mà còn có nhiều gói khám phù hợp cho người bệnh:

  • Quy tụ đội ngũ chuyên gia tay nghề cao trong lĩnh vực tim mạch;
  • Các thiết bị hiện đại, được trang bị nhiều máy móc mới phục vụ cho việc tầm soát đem lại kết quả chính xác cao như máy siêu âm tim ứng dụng trí tuệ nhân tạo, máy đo điện tim 12 chuyển đạo, máy chụp MRI 1.5-3 Tesla, máy MSCT tim và động mạch vành 768 lát cắt, hệ thống chụp và can thiệp mạch số hóa xóa nền (DSA) cánh tay robot xoay 360 độ…;
  • Phòng khám, phòng mổ cao cấp, hiện đại, đảm bảo an toàn, vô khuẩn theo tiêu chuẩn quốc tế;
  • Các thủ tục khám chữa bệnh được tiến hành nhanh chóng, tạo thuận lợi nhất cho người bệnh;
  • Đội ngũ nhân viên, chăm sóc khách hàng tư vấn, hỗ trợ hướng dẫn tận tình.

Để đặt lịch khám, điều trị tại Trung tâm Tim mạch, Phòng Khám Đa Khoa Đông Phương, Quý khách có thể liên hệ theo thông tin:

Phòng Khám Đông Phương

Địa Chỉ: 142 Triệu Nữ Vương - Q.Hải Châu - Tp.Đà Nẵng
Điện Thoại: 02363 86 87 89 * Hotline: 0901969115
Email: pkdongphuong@gmail.com
Website: https://www.pkdongphuong.com.vn

Xin cảm ơn!

Tin Liên Quan

x