Siêu âm cơ xương khớp tại Đà Nẵng: Đối tượng chỉ định và quy trình thực hiện

Siêu âm cơ xương khớp là một kỹ thuật y khoa thường được bác sĩ chỉ định khi người bệnh có bất kỳ triệu chứng sưng tấy hoặc đau nhức nào ở vị trí các khớp. Siêu âm cơ xương khớp thường chỉ mất 30 phút nhưng hiệu quả chẩn đoán bệnh khá chính xác. Vậy siêu âm cơ xương khớp là gì? Quy trình siêu âm khớp như thế nào? Cùng Phòng Khám Đa Khoa Đông Phương theo dõi bài viết sau đây để tìm ra câu trả lời nhé!

Siêu âm cơ xương khớp là gì?

Siêu âm cơ xương khớp là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh sử dụng sóng âm tần số cao giúp các bác sĩ nhìn thấy được hình ảnh kết cấu cơ, xương, khớp, gân, dây chằng và dây thần kinh của bệnh nhân ở độ phân giải sắc nét; từ đó đưa ra các chẩn đoán và lên phác đồ điều trị phù hợp.

1. Cơ chế hoạt động

Đầu dò của máy siêu âm có nhiệm vụ lan truyền sóng âm cao tần hữu vào cơ thể rồi đón nhận làn sóng phản hồi thu lại được để phân tích, định vị và phát họa nên hình ảnh cấu tạo của mô cơ, xương, khớp. Công nghệ này hoạt động tương tự như công nghệ tàu ngầm định vị dưới đáy biển và như cách loài dơi có thể nhìn thấy được vật cản trong đêm tối.

2. Ưu điểm

Một buổi siêu âm cơ xương khớp thường diễn ra nhanh chóng, an toàn với mức chi phí thấp. Quy trình siêu âm khớp không xâm lấn nên không hề gây đau đớn. Bạn không cần không cần phải gây tê, gây mê, nhập viện hay nghỉ dưỡng và có thể xuất viện ngay trong ngày. 

3. Điểm khác biệt

Các công nghệ chẩn đoán hình ảnh như chụp CT cắt lớp, chụp X-Quang và chụp cộng hưởng từ (MRI) đều chỉ chụp được một hình ảnh tĩnh của cơ thể vào một thời điểm nhất định.

Trong khi đó, công nghệ siêu âm cơ xương khớp cho phép bác sĩ quan sát được nhiều hình ảnh chuyển động được cập nhật theo thời gian thực (gần giống với video) của:

Tất cả các nhóm mô mềm tại mọi khớp nối trong cơ thể.
Các dòng lưu chuyển, sự tuần hoàn của máu.
Qua đó, bác sĩ sẽ xác định được điểm tắc nghẽn, khối u, sưng viêm (nếu có).

4. Ứng dụng

Siêu âm có nhiều ứng dụng trong chẩn đoán một loạt các chấn thương và bệnh lý như rách cơ, viêm gân, viêm khớp dạng thấp, viêm màng hoạt dịch, hội chứng ống cổ tay (dây thần kinh giữa bị chèn ép khi đi qua cổ tay), chấn thương cơ chóp xoay vai, phát hiện khối tụ chất lỏng trong mô mềm, tổn thương thần kinh ngoại biên, tràn dịch khớp…. Thậm chí, siêu âm cũng có thể giúp phát hiện bệnh ung thư.

Đối tượng được chỉ định siêu âm xương khớp

Bất kỳ ai đang gặp các vấn đề về đau, nhức, sưng, viêm cơ xương khớp tại bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, gây khó khăn trong vận động, sinh hoạt đều có thể được chỉ định siêu âm cơ xương khớp.

Theo đó, đối tượng được chỉ định siêu âm cơ xương khớp thường là:

  • Trẻ em & trẻ sơ sinh: Siêu âm cơ xương khớp giúp phát hiện ra các dị tật bẩm sinh như trật khớp háng, xơ hóa cơ ức đòn chũm, tật ưỡn khớp gối, bàn chân khoèo ở trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, siêu âm cơ xương cho trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến 15 tuổi cũng giúp phát hiện tình trạng cong vẹo cột sống do ngồi học sai tư thế hoặc do phải mang cặp sách quá nặng.

  • Nhóm người tập thể thao: Rất cần siêu âm cơ xương khớp định kỳ bởi luyện tập và vận động với cường độ cao liên tục trong thời gian dài làm tăng khả năng mắc các chấn thương phổ biến như bong gân tay (cổ tay, khuỷu tay), bong gân chân (cổ chân, đầu gối), trật khớp vai, trật khớp háng, viêm khớp vai, nứt sụn, nứt xương…
  • Người cao tuổi: Do tuổi tác cao nên sức khỏe suy giảm, cơ xương khớp đã hao mòn theo thời gian nên dễ bị thoái hóa khớp, viêm khớp mãn tính, mòn sụn khớp. Bệnh dễ gây đau nhức khi trái gió trở trời nên rất cần siêu âm cơ xương khớp để chẩn đoán và điều trị dứt điểm. Trong nhiều trường hợp, siêu âm còn phát hiện ra các khối u ung thư hay bệnh Gout trên cơ xương khớp của người lớn tuổi.
  • Người bị tai nạn: Nhóm người không may bị tai nạn trong lao động, học tập và sinh hoạt như đứt dây chằng, đứt cơ, đứt gân, gãy xương, vỡ sụn, trật khớp vai, vỡ xương bánh chè (đầu gối),…phải được siêu âm cơ xương khớp khẩn cấp để lên phác đồ điều trị phù hợp.

Các bộ phận được chỉ định siêu âm cơ xương khớp tại Đà Nẵng

1. Siêu âm khớp vai

Đau vai là một tình trạng phổ biến chiếm từ 2,4% đến 26% trên tổng số ca thăm khám tại các phòng khám chỉnh hình và phục hồi chức năng. Nhìn chung, tỷ lệ đau vai tăng dần theo độ tuổi. Đau vai tuy không nguy hiểm nhưng bệnh có thể tái phát và kéo dài làm suy giảm chất lượng cuộc sống nghiêm trọng.

Siêu âm cơ xương khớp vai là một cách nhanh chóng và tiết kiệm để chẩn đoán nhanh các vấn đề ở vai. Chẩn đoán chính xác là rất quan trọng trong việc lập kế hoạch điều trị cho bệnh nhân đau vai vì một chiến lược điều trị sai có thể dẫn đến tiên lượng xấu.

Phương pháp siêu âm cơ xương khớp vai đặc biệt hữu ích trong chẩn đoán:

  • Bệnh lý cơ xương khớp vai phổ biến: Chẳng hạn như bệnh viêm hoặc rách gân cơ chóp xoay, viêm dính khớp vai, viêm bao hoạt dịch dưới mỏm cùng vai và viêm gân đầu dài của bắp tay (LHB).
  • Rối loạn cơ chóp xoay vai: Cơ chóp xoay bị chèn ép và đè nén khi vai chuyển động.
  • Vai không ổn định: Gây đau khi chuyển động tay mà không rõ nguyên nhân.
  • Chấn thương vai do tai nạn: Rách cơ vai, trật khớp vai, khô khớp vai.

2. Siêu âm khớp gối

Siêu âm cơ xương khớp gối là thủ thuật y khoa giúp các bác sĩ hình dung ra cấu trúc mô mềm bề ngoài xung quanh đầu gối. Các cấu trúc phổ biến xung quanh đầu gối bao gồm:

  • Xương bánh chè và gân cơ tứ đầu.
  • Một số vết thương ở mô mềm trong đầu gối.
  • Cấu trúc cơ và gân trước và sau khớp.
  • Các đường nối và hốc hình chóp.

Với hình ảnh có độ phân giải cao, siêu âm cơ xương khớp gối giúp các bác sĩ chẩn đoán:

  • Thoái hóa (viêm) khớp gối: Là căn bệnh xương khớp mãn tính phổ biến nhất ở người trưởng thành. Tổ chức Y Tế Thế Giới WHO đã chỉ ra rằng thoái hóa khớp gối chính là nguyên nhân gây dị tật cao thứ tư trên thế giới và phương pháp điều trị lâm sàng tốt nhất chính là phòng ngừa thông qua các chẩn đoán từ phương pháp siêu âm khớp gối.
  • Chấn thương dây chằng chéo trước (ACL) hay dây chằng chéo sau (PCL): Là những chấn thương phổ biến xảy ra trong thể thao hoặc do tai nạn khi cơ thể phải tiếp đất sai cách, chuyển hướng đột ngột làm bó cơ bị rách và đứt. Siêu âm giúp bác sĩ hình dung bó cơ rách như thế nào để có phương án phẫu thuật phù hợp.
  • Viêm bao hoạt dịch: Bao hoạt dịch giúp gân và dây chằng có thể trượt mượt mà trên bề mặt khớp. Viêm bao hoạt dịch gây đau nhức, sưng tấy. Hình ảnh siêu âm cung cấp cho bác sĩ cái nhìn khách quan về vị trí ổ viêm và mức độ viêm nhiễm để lên phác đồ điều trị.
  • Các bệnh lý phổ biến khác: Siêu âm cơ xương khớp gối còn giúp bác sĩ chẩn đoán, theo dõi các bệnh lý như rách sụn chêm khớp gối, viêm gân bánh chè, trật khớp xương bánh chè, bệnh u mỡ đầu gối,… khiến đầu gối sưng tấy, đau nhức, không thể duỗi gập bình thường.

3. Siêu âm khớp cổ chân

Nhiều cấu trúc quan trọng xung quanh cổ chân và mắt cá chân có thể được nhìn thấy rõ ràng nhờ siêu âm cơ xương khớp cổ chân. Phương pháp này giúp các bác sĩ quan sát rõ cấu trúc tất cả các khớp nối, dây chằng, mô mềm trong cổ chân từ 4 phía: trước, sau, trái, phải.

Nhờ đó, bác sĩ có thể dễ dàng phát hiện và chẩn đoán được các tổn thương ở gân, dây chằng, mô mềm và dây thần kinh mắt cá chân như:

  • Viêm khớp cổ chân, viêm bao hoạt dịch.
  • Chấn thương mắt cá chân, bong gân dây chằng, tràn dịch khớp.
  • Phát hiện các tình trạng chèn ép dây thần kinh cổ chân khác như hội chứng ống cổ chân, hoặc các khối u thần kinh Morton.

4. Siêu âm khớp cổ tay

Vùng cổ tay và bàn tay là nơi hội tụ các nhóm mô mềm và khớp rất phức tạp. Tuy nhiên, hình ảnh siêu âm xương khớp tại vị trí cổ tay lại có thể được quan sát rất dễ dàng bởi cấu trúc sinh học tại cổ tay khá nông và ít góc khuất.

Một số cấu trúc cổ tay phổ biến có thể quan sát được khi siêu âm gồm:

  • Khớp quay, khớp giữa, khớp gian cổ tay và bao hoạt dịch.
  • Các loại dây chằng: dây chằng giữa, dây chằng thuyền-nguyệt,…
  • Gân gấp và gân duỗi của 5 ngón tay.
  • Ống cổ tay, kênh Guyon, dây thần kinh giữa, dây thần kinh trụ.
  • Phần lõm mặt sau của các khớp cổ tay, khớp xạ hình xa.

Siêu âm cơ xương khớp cổ tay có thể giúp bác sĩ chẩn đoán được các vấn đề:

  • Rách / giãn / đứt / viêm dây chằng hoặc gân cổ tay.
  • Thoái hóa khớp do tuổi tác.
  • Phình / giả phình động mạch.
  • Tổn thương phức hợp sụn sợi tam giác.
  • Tràn dịch cổ tay hoặc sưng bao hoạt dịch do viêm / chấn thương / nhiễm trùng.
  • Hội chứng giao nhau gần (Proximal intersection syndrome).
  • Hội chứng ống cổ tay – bệnh chèn ép thần minh giữa ở cổ tay.
  • Hội chứng kênh Guyon (Guyon’s canal syndrome) – bệnh chèn ép dây thần kinh trụ ở cổ tay.
  • U nang hoạt dịch quanh cổ tay

5. Siêu âm khớp khuỷu

Siêu âm cơ xương khớp khuỷu tay cho phép bác sĩ quan sát được hình ảnh có độ phân giải cao về giải phẫu khuỷu tay, đồng thời cho phép bác sĩ đánh giá được sự phối hợp động lực học của hệ thống của khớp, gân và dây chằng.

Có 4 vị trí trên khớp khuỷu tay mà bác sĩ có thể siêu âm tại Đà Nẵng, bao gồm khuỷu tay trước, khuỷu tay sau, khuỷu tay bên và khuỷu tay trung gian. Một số bất thường ở khớp khuỷu tay có thể được xác định bằng siêu âm cơ xương khớp, bao gồm:

  • Tràn dịch khớp khuỷu tay (viêm / chấn thương / nhiễm trùng).
  • Rách gân hoặc rách bắp tay, rách cơ tam đầu.
  • Viêm gân cơ gấp chung hoặc gân cơ duỗi chung, còn gọi là hội chứng Golfer elbow hoặc Tennis elbow
  • Rách dây chằng bảo vệ thần kinh trụ, trật thần kinh trụ, chèn ép thần kinh trụ
  • Viêm bao hoạt dịch, chèn ép gân cơ tam đầu.
  • Hội chứng cơ tam đầu, hội chứng đường hầm cubital, hội chứng supinator.
  • Phát hiện các hạch bạch huyết biểu mô.

6. Siêu âm khớp háng

Siêu âm cơ xương khớp háng cung cấp hình ảnh về cơ, gân, dây chằng, khớp, xương và các mô mềm của háng ở cả trẻ sơ sinh và người lớn:

  • Với trẻ sơ sinh: Khớp háng của trẻ sơ sinh không giống như khớp của người lớn, phần lớn được làm bằng sụn. Siêu âm có thể cho thấy rất rõ sụn. Do đó, phương pháp này thường được sử dụng để giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng trật khớp háng bẩm sinh, loạn sản khớp háng xảy ra ở trẻ sơ sinh.
  • Với người lớn: Siêu âm cơ xương khớp thường được áp dụng trong trường hợp trật khớp háng do vận động mạnh, sai tư thế trong thể thao hoặc do tai nạn giao thông.

7. Các bộ phận khác

Nhìn chung, siêu âm xương khớp có thể cung cấp hình ảnh của cơ, gân, khớp, dây chằng, dây thần kinh hay bất kỳ mô mềm nào trên khắp cơ thể. Vì thế, ngoài vai, cổ tay, khuỷu tay, đầu gối, cổ chân và khớp háng, siêu âm còn được áp dụng để khảo sát và chẩn đoán các bộ phận khác như:

  • Hông và vùng lưng dưới.
  • Bàn tay, ngón tay, bàn chân, ngón chân.
  • Tim, mạch máu, mắt, tuyến giáp, não, vú, da, và cơ bắp.
  • Các cơ quan trong ổ bụng: hệ tiêu hóa, gan, thận, tử cung, buồng trứng,…
  • Khảo sát khối u, đánh giá lưu lượng máu, kiểm tra tuyến giáp, tìm các vấn đề về sinh sản (ở nữ giới) và sinh dục (ở nam giới).

Quy trình siêu âm cơ xương khớp như thế nào?

1. Cần chuẩn bị gì trước khi siêu âm cơ xương khớp

Hầu hết các cuộc kiểm tra siêu âm cơ xương khớp không đòi hỏi bạn phải chuẩn bị quá nhiều. Chỉ cần mặc quần áo rộng rãi trước khi đến buổi hẹn siêu âm là được.(2)

Trước khi bắt đầu siêu âm, bạn có thể được yêu cầu:

  • Thay áo choàng siêu âm chuyên dụng hoặc cởi bỏ một phần quần áo tại vị trí cần siêu âm.
  • Tháo hết đồ trang sức và ngồi trên bàn khám hoặc ghế xoay theo đúng tư thế chỉ định.

Lưu ý, công nghệ siêu âm cơ xương khớp rất nhạy cảm với các chuyển động. Nếu đối tượng siêu âm là con bạn, là trẻ em thì bạn có thể cần chuẩn bị thêm vì:

  • Một đứa trẻ quá hiếu động hoặc quấy khóc có thể kéo dài quá trình siêu âm.
  • Để đảm bảo buổi siêu âm suôn sẻ, bạn nên giải thích trước cho trẻ về quy trình siêu âm đồng thời kết hợp mang theo đồ chơi nhỏ, truyện,… để giúp trẻ phân tâm.

Nếu phòng siêu âm cơ xương khớp có TV. Hãy mở kênh yêu thích của bé.
Trong mọi tình huống, nhằm chuẩn bị thật tốt cho buổi siêu âm, hãy chủ động hỏi bác sĩ xem bạn có cần làm theo bất kỳ hướng dẫn cụ thể nào khác hay không để có kế hoạch hành động tối ưu.

2. Thực hiện

  • Bước 1: Thoa gel siêu âm

Bác sĩ sẽ thoa một loại gel lạnh lên vùng da tại vị trí cần siêu âm của bạn. Lớp gel này có 2 vai trò quan trọng:

Giảm ma sát: Giúp đầu dò có thể trượt êm ái được trên làn da.
Tăng hiệu quả dẫn truyền: Giúp phân tán sóng âm đều hơn vào cơ thể đồng thời ngăn chặn các bong bóng khí xuất hiện gây nhiễu sóng âm.
Đây là một loại gel gốc nước, an toàn, không gây kích ứng da và có thể dễ dàng rửa trôi bằng nước sau buổi siêu âm.

  • Bước 2: Thực hiện siêu âm

Bác sĩ sẽ thực hành siêu âm cơ xương khớp bằng cách đặt nhẹ một thiết bị cầm tay nhỏ (gọi là đầu dò) lên vị trí khớp cần siêu âm và di chuyển nó khi cần thiết để chụp ảnh. Đầu dò gửi sóng âm thanh vào cơ thể của bạn, thu thập những sóng âm thanh dội lại và gửi chúng đến máy tính, nơi tạo ra hình ảnh.

Siêu âm ghi lại hình ảnh trong thời gian thực, nó có thể hiển thị cấu trúc và sự phối hợp chuyển động của hệ thống cơ xương khớp của cơ thể. Hình ảnh cũng có thể cho thấy dòng lưu thông máu đang chảy qua cơ xương khớp.

3. Sau khi siêu âm xong

Kết thúc buổi siêu âm xương khớp, bác sĩ sẽ vệ sinh vết gel còn sót lại trên người bạn. Khi quá trình siêu âm hoàn tất, bạn cần thay lại trang phục cũ.

Hình ảnh siêu âm sẽ được bác sĩ phân tích và chia sẻ kết quả với bạn ngay sau đó. Bạn sẽ có thể trở lại các hoạt động bình thường ngay sau khi siêu âm mà không cần nghỉ dưỡng.

Ưu điểm và hạn chế của kỹ thuật siêu âm cơ xương khớp

1. Ưu điểm

Siêu âm cơ xương khớp đem lại rất nhiều lợi ích cho cả bệnh nhân và bác sĩ trong quá trình chẩn đoán và điều trị, trong đó bao gồm:

  • Không xâm lấn: Siêu âm là một thủ thuật không xâm lấn (không dùng kim tiêm hoặc dao phẫu thuật), không gây chảy máu, không cần gây tê, gây mê, không gây đau đớn và không cần nghỉ dưỡng.
  • Tiết kiệm thời gian: Quy trình siêu âm khớp diễn ra nhanh hơn chụp cộng hưởng từ MRI rất nhiều, chỉ kéo dài khoảng 20-30 phút cho mỗi lần siêu âm.
  • Tiết kiệm chi phí: Với mức chi phí chỉ từ vài trăm nghìn đồng, siêu âm được phổ biến rộng rãi, dễ dàng sử dụng và ít tốn kém hơn hầu hết các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác như chụp X-Quang, chụp CT, chụp cộng hưởng từ MRI.
  • An toàn tuyệt đối: Siêu âm cơ xương khớp không sử dụng tia bức xạ như tia X, tia Gamma và tia Beta như trong chụp X-Quang nên không gây biến chứng hay tác dụng phụ cho bệnh nhân. Nhờ đó siêu âm có thể được tiến hành trên thai nhi, trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai mà không lo để lại biến chứng hay gây dị tật thai nhi.
  • Hiệu quả cao: Quét siêu âm có thể cho được chất lượng hình ảnh mô mềm rất rõ ràng mà công nghệ X-Quang không thể quan sát được. Ngoài ra, so với chụp cộng hưởng từ MRI thì siêu âm xương khớp có thể cung cấp hình ảnh cấu trúc mô mềm như gân và dây thần kinh chi tiết hơn.
  • Hình ảnh động: Siêu âm cung cấp hình ảnh động theo thời gian thực (gần giống như xem video). Điều này làm cho nó trở thành một phương pháp toàn diện để:
  • Theo dõi sự phối hợp chuyển động của cơ, xương, khớp, gân hoặc tứ chi.
  • Theo dõi dòng lưu chuyển của chất lỏng như máu, dịch khớp để xác định điểm tắc nghẽn, khối u, vết nứt gãy, vết mẻ cơ xương khớp.
  • Định hướng cho các thủ thuật xâm lấn khác như lấy mẫu sinh thiết bằng kim và hút chất lỏng.
  • Dành cho mọi người: Bệnh nhân mắc hội chứng sợ không gian kín hoặc mang trong mình một số loại cấy ghép như máy tạo nhịp tim (có chứa kim loại) sẽ không an toàn khi nằm trong từ trường mạnh của máy chụp cộng hưởng từ (MRI); tuy nhiên, bệnh nhân hoàn toàn có thể được siêu âm cơ xương khớp một cách an toàn.
  • Thân thiện với trẻ nhỏ: Siêu âm cơ xương khớp không yêu cầu bệnh nhân nằm yên bất động hoàn toàn, cho phép chụp hình trẻ sơ sinh mà không cần dùng thuốc an thần.

2. Hạn chế

Siêu âm cơ xương khớp cũng có những hạn chế nhất định:

  • Sóng siêu âm không thể truyền qua không khí hoặc xương, vì vậy siêu âm không hiệu quả trong việc chẩn đoán các tổn thương nội khớp sâu trong xương hay vùng phổi, vùng đầu.
  • Siêu âm không thể cho biết liệu một khối u có phải là ung thư hay không.
  • Siêu âm xương khớp cũng không thể nhìn thấy các vật thể nằm quá sâu trong cơ thể con người như tủy sống, hệ thần kinh trung ương, các tuyến sinh học.
  • Vì thế, để thăm khám các khu vực này, bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm hình ảnh khác, chẳng hạn như nội soi, chụp CT hoặc MRI hoặc chụp X-Quang.

Siêu âm xương khớp ở đâu tốt?

Phòng Khám Đa Khoa Đông Phương là một trong những địa chỉ uy tín hàng đầu trong lĩnh vực siêu âm xương khớp được hàng triệu bệnh nhân tin tưởng, với công nghệ máy móc phục vụ siêu âm hiện đại hàng đầu, đội ngũ chuyên gia, bác sĩ, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm trong trong lĩnh vực Chẩn đoán hình ảnh.

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về siêu âm cơ xương khớp mà bạn cần biết. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã phần nào hiểu được siêu âm xương khớp là gì, quy trình siêu âm khớp cũng như địa điểm siêu âm cơ xương khớp uy tín nhất. Hãy chủ động đi khám ngay khi cơ thể bạn xuất hiện các triệu chứng đau nhức cơ xương khớp để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. 

Hãy liên hệ ngay với Phòng Khám Đa Khoa Đông Phương nếu bạn có dấu hiệu sưng tấy hoặc đau nhức cơ xương khớp. Để đặt lịch thăm khám, tư vấn tại Phòng Khám Đa Khoa Đông Phương, Quý khách vui lòng liên hệ:

Phòng Khám Đông Phương

Địa Chỉ: 142 Triệu Nữ Vương - Q.Hải Châu - Tp.Đà Nẵng
Điện Thoại: 02363 86 87 89 * Hotline: 077 456 6243
Email: pkdongphuong@gmail.com
Website: https://www.pkdongphuong.com.vn

Xin chân thành cảm ơn!