Đo điện tim hay điện tâm đồ (ECG) tại Đà Nẵng là phương pháp cận lâm sàng phổ biến và nhanh chóng giúp chẩn đoán những cơn đau tim, rối loạn nhịp tim bằng cách đo hoạt động điện của tim được tạo ra khi tim co bóp.
Đo điện tim hay điện tâm đồ (ECG) tại Đà Nẵng là gì?
Đo điện tim hay điện tâm đồ (ECG hoặc EKG) là một trong những phương pháp không xâm lấn nhanh nhất và đơn giản nhất được sử dụng để theo dõi, đánh giá hoạt động điện của tim.
Các xung điện kết hợp với sự co bóp của tim để giữ cho máu được lưu thông bình thường. Điện tâm đồ ghi lại những xung điện này, từ đó cho biết tần số tim (số nhát bóp của tim trong 1 phút) là bình thường, nhanh hay chậm, nhịp tim đều hay không đều, thời gian và sự biến đổi của các xung điện khi đi qua từng phần của tim. Những thay đổi trong điện tâm đồ có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý tim mạch khác nhau.
1. Vị trí đo điện tim
Khi đo điện tâm đồ, các điện cực (những miếng nhỏ gắn vào da) được đặt ở những vị trí nhất định trên ngực, tay và chân. Những điện cực này được kết nối với máy điện tâm đồ bằng các dây dẫn.
Máy đo sẽ phát hiện, khuếch đại các tín hiệu xung điện từ tim và ghi lại chúng ra giấy hoặc trên máy.
2. Đo điện tim để làm gì?
Điện tâm đồ được thực hiện để kiểm tra tần số, nhịp tim, thời gian và sự biến đổi của các xung điện khi đi qua từng phần của tim. Kết quả ECG có thể giúp các bác sĩ chẩn đoán:
- Nhịp tim bất thường, rối loạn nhịp tim.
- Nguyên nhân gây đau ngực, chẳng hạn như tắc nghẽn hoặc hẹp động mạch vành.
- Đánh giá các vấn đề có thể liên quan đến tim như mệt, khó thở, chóng mặt, ngất…
Nếu bạn và người thân có tiền sử bị bệnh tim, có thể cần thực hiện điện tâm đồ để sàng lọc nguy cơ mắc bệnh, ngay cả khi không có triệu chứng. Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến nghị có thể xem xét sàng lọc ECG cho những người có nguy cơ thấp bị bệnh tim nói chung, ngay cả khi không có bất kỳ triệu chứng nào.(1)
3. Thiết bị đo điện tim
Thông thường một bản ghi điện tim chỉ theo dõi hoạt động điện của tim trong thời gian rất ngắn, nên nó có thể không phát hiện được những bất thường chỉ xảy ra thỉnh thoảng. Để ghi lại những vấn đề này, bác sĩ có thể cung cấp cho bạn một số thiết bị, máy đo điện tim như:
- Đo holter điện tim (Holter monitor): Người bị nghi ngờ có bất thường về nhịp tim sẽ được đeo thiết bị này trong 24 đến 48 giờ để ghi lại liên tục hoạt động điện của tim trong khung thời gian đó.
- Máy theo dõi tim (Event monitor): Người được đo ECG sẽ đeo thiết bị này trong một tuần hoặc lâu hơn và có thể cần nhấn nút để bắt đầu ghi lại khi cảm thấy có triệu chứng.
► Lợi ích của dịch vụ xét nghiệm điện tim tại Đà Nẵng
Đối tượng nào cần đo điện tim tại Đà Nẵng?
Điện tâm đồ là phương pháp không xâm lấn, an toàn, được sử dụng cho các đối tượng bao gồm:
1. Bệnh nhân có chỉ định đo điện tim
Do được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực y tế, ECG trở thành công cụ chẩn đoán giúp phát hiện nhiều bệnh lý tim mạch, ECG được chỉ định cho các trường hợp sau:(2)
- Bệnh nhân có các triệu chứng liên quan đến bệnh tim bao gồm nhịp tim nhanh, nhịp tim chậm, tiếng thổi tim, chóng mặt, đau ngực, ngất xỉu, co giật, ngộ độc, huyết áp thấp và cao, hạ thân nhiệt…
- Phát hiện tổn thương cơ tim, thiếu máu cục bộ và hiện diện của nhồi máu cơ tim trước đó.
- Những thay đổi điện tim trong các trường hợp như đuối nước, điện giật rất có giá trị trong việc xác định các biện pháp can thiệp cần thiết.
- ECG được sử dụng để phát hiện sự cố của máy tạo nhịp, máy khử rung, đánh giá lập trình và chức năng của máy. Từ đó, thực hiện việc phân tích các rối loạn nhịp, theo dõi việc phát nhịp một cách phù hợp ở bệnh nhân sử dụng máy khử rung và máy tạo nhịp.
- Đánh giá rối loạn chuyển hóa. Hỗ trợ đánh giá chấn thương tim do va đập.
- Có giá trị hỗ trợ trong việc nghiên cứu và chẩn đoán phân biệt các bệnh tim bẩm sinh.
- Theo dõi gây mê trong phẫu thuật như là đánh giá trước phẫu thuật, theo dõi trong và sau phẫu thuật.
2. Chống chỉ định cách đo điện tim
Không có chống chỉ định tuyệt đối việc thực hiện điện tâm đồ (ECG). Tuy nhiên, có một số chống chỉ định tương đối bao gồm:
- Bệnh nhân từ chối.
- Dị ứng với chất kết dính dùng để gắn trên các điện cực.
Quy trình đo điện tim tại Đà Nẵng như thế nào?
Điện tâm đồ (ECG hay EKG) có thể được thực hiện ngay cả khi trên xe cấp cứu đối với các trường hợp khẩn cấp. Sau đây là các bước thực hiện đo điện tim bao gồm:
1. Trước khi đo điện tim
Trước khi đo điện tim, bệnh nhân có thể được yêu cầu thay áo choàng của bệnh viện. Chuyên viên y tế có thể cạo sạch lông tại khu vực sẽ đặt các miếng điện cực để chúng bám dính vào da tốt hơn. Khi bệnh nhân đã sẵn sàng, sẽ được hướng dẫn nằm trên bàn khám hoặc tại giường.
2. Thực hiện cách đo điện tim
Trong quá trình đo điện tâm đồ, người bệnh sẽ được gắn tối đa 12 điện cực lên ngực, tay và chân. Dây dẫn kết nối các điện cực với một máy tính. Máy tính sẽ in ra hoặc hiển thị kết quả dưới dạng sóng. Những sóng này là tín hiệu đi qua tim ở mỗi nhát bóp.
Người bệnh có thể thở bình thường trong suốt quá trình đo điện tim. Người bệnh phải giữ yên tư thế và không nói chuyện vì cử động có thể làm ảnh hưởng đến kết quả điện tâm đồ.
3. Sau khi đo điện tim
Ngoại trừ trường hợp đang gặp vấn đề về tim cần điều trị ngay lập tức sau khi được chẩn đoán bằng ECG, những bệnh nhân còn lại thường có thể trở lại các hoạt động hàng ngày sau khi đo điện tim.
4. Đọc kết quả đo tim
Kết quả đo điện tim sẽ thể hiện tình trạng sức khỏe tim mạch của người bệnh. Bác sĩ sẽ đọc kết quả dựa vào các tín hiệu được thể hiện trên máy tính hoặc được in ra.(3)
Một số tình trạng tim mạch được thể hiện trên kết quả như sau:
- Tần số tim: Bạn có thể đo tần số tim bằng cách kiểm tra mạch đập, kết quả ECG có thể giúp chẩn đoán tim đập nhanh không bình thường, được gọi là tachycardia hoặc tim đập quá chậm không bình thường, gọi là bradycardia.
- Nhịp tim là khoảng thời gian giữa mỗi nhịp đập. Đó cũng là mẫu tín hiệu giữa mỗi nhịp. Một ECG có thể chỉ ra nhịp tim không đều, gọi là loạn nhịp tim chẳng hạn như rung nhĩ (atrial fibrillation) và cuồng nhĩ (atrial flutter)…
- Cơn đau tim: Một ECG có thể chẩn đoán một cơn đau tim hiện tại hoặc đã xảy ra trước đó. Kết quả ECG có thể giúp bác sĩ biết được vị trí tổn thương của tim.
- Tình trạng cung cấp máu và oxy cho tim: Một ECG được thực hiện khi người bệnh đang có triệu chứng đau thắt ngực có thể giúp chuyên gia nhận biết dấu hiệu của sự giảm lưu lượng máu đến tim, có phải là nguyên nhân dẫn đến cơn đau tim hay không.
- Thay đổi cấu trúc tim: Kết quả ECG có thể cung cấp gợi ý về phì đại tim, các tật bẩm sinh của tim và các tình trạng tim mạch khác.
► Mục Đích và Lợi Ích Của Xét Nghiệm Điện Tim tại Đà Nẵng
Giải đáp thắc mắc về đo điện tim tại Đà Nẵng
1. Đo điện tim phát hiện bệnh gì?
Rất nhiều tình trạng tim khác nhau có thể xuất hiện trên một ECG, bao gồm nhịp tim nhanh, chậm hoặc không bình thường, tật của tim, bệnh động mạch vành, bệnh van tim, hoặc tim lớn,…
Một ECG bất thường cũng có thể là dấu hiệu cho thấy người bệnh đã từng mắc cơn đau tim trước đây hoặc có thể đang có nguy cơ mắc bệnh trong tương lai gần.
2. Hướng dẫn cách đo điện tim
Bác sĩ hoặc kỹ thuật viên sẽ gắn một số điện cực vào da của bệnh nhân ở ngực, tay và chân. Nếu bệnh nhân có lông tại những khu vực đó, kỹ thuật viên có thể cần cạo bớt để tạo điều kiện kết nối tốt hơn.
Trong quá trình thực hiện đo điện tim bệnh nhân cần nằm ngửa, ngay ngắn, không được nói chuyện và cử động vì điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả đo.
3. Cách đọc các chỉ số điện tim
Sau khi thực hiện đo điện tim, ECG sẽ đọc tín hiệu và theo dõi tín hiệu đó ở tim của người bệnh trong mỗi nhịp tim.
Các buồng tim phía trên (buồng nhĩ), nơi nhịp tim bắt đầu, tạo ra sóng đầu tiên gọi là “sóng P”. Các buồng tim phía dưới (buồng thất) tạo ra sóng tiếp theo, gọi là phức bộ QRS. Sóng thứ ba còn gọi là “sóng T”, cho thấy tim đang ở trạng thái nghỉ ngơi hoặc đang hồi phục sau mỗi nhát bóp.(4)
Kết quả sẽ được bác sĩ đọc và giải thích cặn kẽ về tình trạng hiện tại của người bệnh thông qua các chỉ số hiển thị trên kết quả điện tâm đồ.
4. Đo điện tim có biến chứng không?
Đo điện tim là phương pháp an toàn, không xâm lấn, không để lại biến chứng. ECG là một phương pháp chẩn đoán không sử dụng tia X hoặc đưa điện vào da của người bệnh. Bệnh nhân có thể gặp một số kích ứng da do các miếng dán gắn vào da.
5. Đo điện tim có chính xác không?
Phương pháp ECG khá chính xác trong việc chẩn đoán các bệnh lý tim mạch, tuy nhiên ECG không phải lúc nào cũng phát hiện được mọi vấn đề của tim. Người bệnh có thể có kết quả điện tâm đồ hoàn toàn bình thường, nhưng vẫn mắc một số vấn đề tim mạch.
Bác sĩ có thể đề xuất người bệnh thực hiện những phương pháp khác đi kèm nếu nghi ngờ người bệnh có các dấu hiệu của bệnh tim nhưng ECG không phát hiện được.
6. Đo điện tim có cần cởi áo không?
Đo điện tim cần cởi áo. Trước khi tiến hành đo điện tim, bệnh nhân sẽ được yêu cầu thay quần áo để dễ dàng tiếp cận các vùng chân, tay và ngực. Sau đó người bệnh nằm yên trên giường chuyên dụng đo điện tâm đồ. Bác sĩ sẽ cẩn thận đặt điện cực lên các vị trí cần đo, bao gồm vùng cổ chân, cổ tay và ngực của bệnh nhân.
7. Đo điện tim có đau không?
ECG là một phương pháp quan trọng ghi lại hoạt động của tim thông qua các điện cực nhỏ được gắn trên da, bao gồm cả ngực, tay và chân. Kỹ thuật này diễn ra nhanh chóng, an toàn và không gây đau đớn.
► Khi nào cần sử dụng dịch vụ Xét Nghiệm - Điện Tim tại Đà Nẵng
8. Đo điện tim bao nhiêu là bình thường?
Kết quả điện tim được cho là bình thường khi tần số tim dao động từ 60 đến 100 lần mỗi phút.
9. Có thai đo điện tim được không?
ECG là phương pháp rất an toàn và không gây vấn đề gì với thai kỳ. Đo ECG không liên quan đến bất kỳ bức xạ hoặc hóa chất nào được đưa vào cơ thể. Do đó, không có bất kỳ lo ngại nào khi thực hiện ECG cho phụ nữ mang thai.
10. Đo điện tim mất bao lâu?
Thời gian thực hiện điện tâm đồ thường dao động từ 5 đến 10 phút. Tuy nhiên, tùy thuộc vào quy trình cụ thể và tình trạng của người bệnh, bác sĩ có thể quyết định thực hiện các phương pháp đi kèm để có kết quả chính xác hơn thì sẽ mất nhiều thời gian hơn.
11. Chi phí đo điện tim là bao nhiêu?
Chi phí đo điện tim còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân. Chi phí cao hay thấp có thể do một số yếu tố quyết định như: cơ sở vật chất và trang thiết bị tại đơn vị thực hiện chẩn đoán, đội ngũ y bác sĩ, dịch vụ chăm sóc và các phương pháp chẩn đoán đi kèm,…
Do đó, để biết chính xác chi phí đo điện tim, người bệnh có thể liên hệ trực tiếp đến bộ phận tư vấn của Phòng Khám Đa Khoa Đông Phương qua hotline 0901969115 và hoặc trực tiếp đến thăm khám để nhận được sự tư vấn và hướng dẫn cụ thể.
12. Đo điện tim ở đâu uy tín?
Sở hữu trang thiết bị hiện đại như: Máy đo ECG 12 chuyển đạo, máy siêu âm tim chuyên dụng, và máy theo dõi điện tim 24 giờ (Holter ECG)… Phòng Khám Đa Khoa Đông Phương không chỉ thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán mà còn hỗ trợ trong việc theo dõi và đánh giá tình trạng tim mạch của bệnh nhân một cách toàn diện.
Hơn nữa, hệ thống chụp CT tim, mạch máu hiện đại với hệ thống máy DSA đặc biệt hữu ích trong việc chẩn đoán và can thiệp các vấn đề phức tạp liên quan đến mạch vành và các bệnh lý động mạch chất lượng nhất hiện nay.
Cùng đội ngũ y bác sĩ đầu ngành với nhiều năm kinh nghiệm, Phòng Khám Đa Khoa Đông Phương mang đến những dịch vụ chăm sóc bệnh lý tim mạch hiện đại, tiện nghi đạt chuẩn 5 sao cùng phương pháp điều trị chính xác và hiệu quả. Bệnh viện áp dụng các kỹ thuật điều trị chuyên sâu giúp hỗ trợ người bệnh trong mọi trường hợp khẩn cấp vì vậy khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi lựa chọn Phòng Khám Đa Khoa Đông Phương.
Phòng Khám Đông Phương
Địa Chỉ: 142 Triệu Nữ Vương - Q.Hải Châu - Tp.Đà Nẵng
Điện Thoại: 02363 86 87 89 * Hotline: 0901969115
Email: pkdongphuong@gmail.com
Website: https://www.pkdongphuong.com.vn
Xin cảm ơn!